Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng trẻ hóa
4 dấu hiệu bệnh ở chân bạn nên đi khám suy giãn tĩnh mạch
5 triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bạn nên biết
Suy giãn tĩnh mạch: Nỗi lo của đôi chân
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng. Trước tiên là các biến chứng tại chân: Chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ. Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Tuổi cao: Tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là từ 30 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở người cao tuổi
Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu: Khi ta đứng hay ngồi lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương tĩnh mạch. Khi đó, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ xảy ra. Những người làm việc tại các văn phòng, các nhà máy dệt may… với yêu cầu công việc phải ngồi hoặc đứng suốt nhiều giờ mỗi ngày, ít di chuyển rất dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
Di truyền: Một số nghiên cứu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch có tính chất di truyền. Một người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh.
Mang thai: Mang thai, sinh nở nhiều lần làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ đã Mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp 2 lần. Nguyên nhân là do tăng hormone nữ, tăng khối lượng máu trong quá trình mang thai. Ngoài ra, béo phì và táo bón kinh niên cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng khá phổ biến ở Phụ nữ mang thai
Làm sao để giảm đau khi bị giãn tĩnh mạch
Massage: Massage được biết đến như một trong những cách hiệu quả nhất để làm dịu cơn đau do giãn tĩnh mạch. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy massage đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau vì nó kích thích cơ thể sản xuất endorphins (endorphins được xem là "liều thuốc" giảm đau tự nhiên của cơ thể). Ngoài ra, massage cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giúp ngăn ngừa ứ máu tĩnh mạch.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bị giãn tĩnh mạch bớt đau đớn. Để ngăn chặn hoặc cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân nên ăn uống theo lời khuyên sau:
+ Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón (một nguyên nhân có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch). Một số thực phẩm giàu chất xơ: Táo, đậu Hà Lan, đậu, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung chất xơ mỗi ngày để làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch
+ Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch. Ngoài ra nếu bạn thường xuyên ăn các loại gia vị như gừng, tỏi và ớt cay, các loại gia vị này sẽ phá vỡ các fibrin - nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Điều này giúp hạn chế bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khá hiệu quả.
Tăng cường tập luyện: Ngoài tăng cường sức khỏe thì tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa và làm giảm sự phát triển của chứng suy giãn tĩnh mạch. Tập thể dục thường xuyên giúp giải phóng áp lực lên các tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Không phải tất cả các bài tập đều tốt cho người bệnh. Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên tập những bài tập cần nhiều sức và bài tập tăng quá nhiều áp lực lên đôi chân như: Chạy, nâng tạ, tập aerobic... Người bệnh chỉ nên đi bộ, bơi lội...
Việc tập luyện có thể làm giảm bớt giãn tĩnh mạch
Sử dụng giấm táo: Giấm táo là thực phẩm giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, đồng thời giúp cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể dùng giấm táo thoa trên vùng tĩnh mạch bị giãn và massage nhẹ nhàng. Làm như vậy mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Thực hiện phương thuốc này trong một vài tháng sẽ thấy giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
Sử dụng tất y khoa điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch: Tất y khoa là sản phẩm điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ vào áp lực và kĩ thuật sản xuất. Chính vì thế sử dụng tất y khoa không chỉ giúp bạn hạn chế được những cơn đau đớn mà còn giúp điều trị dứt điểm căn bệnh phiền toái này.
Bình luận của bạn